Tê tay chân – Bệnh của dân văn phòng

te-tay-chan-dan-van-phong

Làm việc văn phòng thường mắc nhiều loại bệnh do ngồi lì trong thời gian kéo dài và có thể gặp những bệnh lý khác nhau. Về lâu dài nếu không chữa trị kịp thời, những bệnh lý này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là bệnh lý tê tay chân. Nhiều người thường có xu hướng coi thường, xem nhẹ, thậm trí là bỏ qua việc điều trị tê tay chân, mà không biết rằng hành động này có thể dẫn đến những biến chứng rất nặng nề cho sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

Nội dung tóm tắt

Bệnh tê tay chân là gì?

Tê tay chân là một loại bệnh thuộc trong những hội chứng của bệnh văn phòng. Đây là một dạng bệnh xương khớp nhiều người mắc phải do các nguyên nhân khác nhau gây nên. Người bị tê tay chân thường xuyên có cảm giác đau nhức, tê cứng, tê bì, cảm giác như kim châm, kiến cắn thậm trí là rối loạn cảm giác ở vùng cánh tay, bàn tay, ngón tay. Đồng thời, các triệu chứng này cũng xuất hiện dọc vùng chân, đùi, ngón chân, bàn chân… gây khó khăn trong việc vận động, đi lại.

Tình trạng tê tay chân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng dẫn đến tình trạng khó khăn trong sinh hoạt, làm việc cho người bệnh. Thậm chí nó cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, như yếu, liệt tứ chi. Từ đó khiến người bệnh vĩnh viễn mất đi khả năng đi lại, vận động.

Ngày xưa tê nhức tay chân thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói quen lười vận động và sinh hoạt không điều độ của người trẻ, nhất là các đối tượng làm việc văn phòng. Bởi điều kiện làm việc ở văn phòng dễ gây ra những hậu quả không tốt cho sức khoẻ.

Tê tay chân thường xuất hiện ở dân văn phòng
Tê tay chân thường xuất hiện ở dân văn phòng

Nguyên nhân dân văn phòng bị tê tay chân

Sai tư thế

Có tới 90% dân văn phòng bị tê tay chân là do nguyên nhân sai tư thế. Dù là ngồi, đứng, nằm ngủ… bất cứ tư thế nào sai trong thời gian lâu sẽ khiến một số dây thần kinh bị chèn ép. Do đó, máu không thể lưu thông đến tay hoặc chân dẫn đến tình trạng tê tay chân.

Ảnh hưởng của thời tiết

Những người có sức khỏe yếu, đặc biệt là những người cao tuổi thường gặp tình trạng tê tay chân khi thay đổi thời tiết, sở dĩ có tình trạng này là do khi thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông khí huyết.

Thiếu chất dinh dưỡng

Những chất dinh dưỡng như: vitamin B1, B12, acid folic, canxi hay kali, kẽm là những nguyên tố rất cần thiết cho xương, hệ thần kinh và máu… nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất này có thể dẫn đến tình trạng tê tay chân và nhiều biểu hiện nguy hiểm khác.

Mà dân văn phòng lại là những đối tượng sinh hoạt không khoa học. Họ thường xuyên sử dụng những thức ăn nhanh, uống các chất kích thích như cafe không tốt cho sức khoẻ. Chính vì thế họ thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết, gây ra những bệnh lý không tốt cho cơ thể.

Do chấn thương

Tình trạng tê tay chân còn có thể do những tác động từ bên ngoài như ngã, chấn thương, tai nạn giao thông. Những chấn thương này có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương cột sống cũng như hệ thống dây thần kinh điều khiển hoạt động của tay chân. Gây ra tình trạng tê bì tay chân.

Triệu chứng của bệnh tê tay chân của dân văn phòng

Để biết mình có đang bị bệnh tê chân tay không, chúng ta cần nắm được một số triệu chứng thường gặp của bệnh:

Giai đoạn nhẹ

Đầu tiên khi mới khởi phát, tình trạng tê tay chân thường rất nhẹ. Người bệnh chỉ thỉnh thoảng mới nhận thấy tình trạng của bệnh. Lúc này bệnh nhân mới chỉ gặp các tình trạng như: các đầu ngón tay, ngón chân bị tê nhẹ, châm chích, rần rần như bị kiến bò. Ở giai đoạn này đôi khi chuột rút cũng xảy ra.

Giai đoạn nặng

Càng vế sau tình trạng tê bì sẽ càng nghiêm trọng hơn, mức độ tê buốt nặng hơn và diễn ra thường xuyên hơn. Kèm theo đó, vận động hàng ngày của người bệnh trở nên dần khó khăn, bạn không thể cầm nắm đồ vật hoặc đi lại bình thường. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có những triệu chứng như:

  • Tê tay có thể bắt đầu từ ngòn tay, ngón chân lan rộng ra những khu vực khác như bàn chân, cổ chân, cẳng chân, hông, mông đùi ở chân và ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay ở tay.
  • Chuột rút diễn ra thường xuyên hơn.
  • Tình trạng đau tê ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh thường xuyên phải tỉnh dậy khi đang ngủ vào ban đêm vì tê tay, tê chân hoặc chuột rút.
Tê tay chân có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Tê tay chân có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Giai đoạn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác

Đi liền với tình trạng tê tay, người bệnh còn có thể gặp phải những tình trạng nguy hiểm khác như:

  • Rối loạn tiểu tiện, tiểu tiện mất kiểm soát, rối loạn khả năng vận động, teo cơ, liệt….
  • Đau vai gáy, đau lưng
  • Các bệnh lý về xương khớp
  • Thiếu máu, choáng váng, chóng mặt
  • Các bệnh lý thần kinh
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Khô mắt, nhìn mờ, khát nước, nhanh đói

Do đó để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời, người bệnh nên đi thăm khám để phát hiện và có liệu trình điều trị phù hợp.

Phòng ngừa bệnh tê tay chân như thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng tê tay nói riêng và các bệnh lý nguy hiểm khác nói chung, người bệnh nên tự xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện khoa học, lành mạnh. Cụ thể:

Thói quen sinh hoạt

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch luyện tập các bài tập thể dục thể thao hàng ngày, phù hợp với sức khỏe để nâng cao sức khỏe, đồng thời giúp hệ thống xương khớp được vận động, máu huyết được lưu thông ổn định…

– Chú ý phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi lâu một vị trí, tránh làm việc trong nhiều giờ liền hoặc quá stress vì công việc. Luôn nhớ nghỉ ngơi, đi lại khoảng 5-10 phút sau khi làm việc liên tục trong 1 – 2 giờ.

Chế độ ăn uống

Vì tê bì tay chân cũng có thể là do thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu. Do đó, chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để giúp tình trạng bệnh suy giảm:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học. Bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng, vi chất tốt cho cơ thể.
  • Hạn chế những thực phẩm, đồ uống, chất kích thích có hại cho cơ thể. . Những loại thực phẩm này không chỉ có những hoạt chất gây hại cho cơ thể mà còn lấy đi những chất dinh dưỡng cho xương khớp, hệ thần kinh và máu. Từ đó làm cho tình trạng tê tay chân ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Luôn giữ cân nặng ở mức cân bằng, tránh tăng cân vì cân nặng quá nặng có thể tạo áp lực nên cột sống. Khiến cột sống dễ bị tổn thương, chèn ép lên rễ thần kinh gây tê tay chân.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân nên bổ sung thêm canxi cho cơ thể. Bởi đây là chất có lợi cho xương khớp. Một số thực phẩm giàu canxi là hải sản, chuối, sữa,…
  • Uống đủ nước trong một ngày là điều rất quan trọng. Nước là một trong những thành tố quan trọng nhất của cơ thể để duy trì sự sống.

Tập luyện

Đi bộ 

Bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến xương khớp thường không thể vận động mạnh. V vậy đi bộ nhẹ nhàng là cách vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Trong khi đi bộ, các bạn hãy cố gắng duy trì tốc độ vừa phải, nhịp nhàng. Tránh đi quá nhanh gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Mát xa 

Mát xa tay chân thường xuyên có thể kích thích lưu thông máu trong cơ thể. Người bệnh nên thực hiện mát xa từ cổ chân lên đùi và ngược lại. Tương tự như thế, mát xa từ cổ tay đến vai và ngược lại.

Phương pháp này không những giảm tình trạng tê bì tay chân mà còn giúp bạn có giấc ngủ thoải mái hơn. Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện đó là trước giờ đi ngủ từ 20 – 30 phút.

Tập luyện yoga

Các bài tập rất nhẹ nhàng và có thể đem lại hiệu quả cao khi điều trị bệnh tê tay chân. Để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, các bạn nên tìm học các lớp dạy yoga chuyên nghiệp để được thầy cô hướng dẫn cụ thể, bài bản và đúng cách. Tuy nhiên, phương pháp này cần sự kiên trì để có kết quả cao nhất.

Điều chỉnh tư thế làm việc

Tư thế chân

Thói quen của những bạn làm văn phòng đó là thường hay ngồi bắt chéo chân. Tuy nhiên nếu bạn bắt chéo chân trong một thời gian dài sẽ xảy ra các hiện tượng tắc nghẽn lưu thông máu, siết chặt tĩnh mạch và dẫn đến tình trạng chân bị tê cứng.

Tư thế ngồi làm việc đúng như sau:

  • Không đi giày cao gót khi ngồi làm việc liên tục vì gây mỏi chân và đau nhức khớp chân.
  • Điều chỉnh lại ghế ngồi sao cho phần đầu gối với cạnh ghế không vuông góc với nhau. Tốt nhất là nên gập chân dưới 1 góc quá 90 độ 1 chút.
  • Có thể đặt một dụng cụ để chân như trong hình khi ngồi làm việc cho cơ thể cảm thấy thoải mái.
  • Tuyệt đối không vắt chéo chân.

Tư thế của tay

Đa số dân văn phòng đều phải tiếp xúc nhiều với máy tính, vì thế khi làm việc tay của bạn sẽ có hiện tượng căng cơ và nhức mỏi rất khó chịu. Không những vậy việc đặt tay không đúng tư thế trong quá trình sẽ khiến tay bạn rơi vào tình trạng bị tê mỏi. Nếu đặt sai tư thế tay và cánh tay thì có thể gây cơn đau vai, nhức mỏi vai gáy, tê tay vào buổi sáng, thậm chí là viêm khớp.

Tư thế đúng:

  • Để cánh tay gập 1 góc vuông 90 độ khi đánh máy, làm việc bên máy tính.
  • Không tì tay vào bàn phím khi đánh máy.
  • Dùng cả bàn tay để giữ và di chuột dễ dàng.

Tư thế lưng

Ngoài điều chỉnh tư thế của chân và tay, bạn cũng nên chú ý đến lưng của mình. Bởi nếu ngồi cong lưng trong một thời gian dài có thể gây chèn ép hệ thống dây thần kinh. Từ đó làm tê bì chân tay và cũng xuất hiện những bệnh lý khác.

Tư thế lưng đúng:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi sao cho lưng luôn được ở tư thế thoải mái nhất, không bị trượt dài về phía trước.
  • Tùy vào mỗi chiếc ghế ngồi mà bạn có cách khắc phục khác nhau. Nếu bạn đang ngồi làm việc trên một chiếc ghế quá lớn thì hãy dùng một chiếc gối đặt sau lưng để tránh gây những tổn thương cho vùng xương sống, giúp cột sống không bị nhức mỏi. Cách tốt nhất trong vấn đề này đó là bạn nên lựa chọn một chiếc ghế có độ cong tự nhiên.

Ngoài điều chỉnh các tư thế ngồi đúng như trên, cứ sau 30 phút ngồi bạn nên đứng lên 1 lần. Hành động này sẽ giúp cải thiện tình trạng tê tay chân cực hiệu quả.

Tư thế ngồi làm việc đúng có thể giảm tình trạng tê tay chân
Tư thế ngồi làm việc đúng có thể giảm tình trạng tê tay chân

Có thể nói, bệnh tê chân tay khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Để tình trạng bệnh thuyên giảm, bạn hãy kết hợp các bài tập nhẹ nhàng và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, bệnh nhân đừng quên thực hiện các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

>> Xem thêm: