Tình trạng thiếu nước sạch trong những năm trở lại đây là thực trạng ở nhiều địa phương, tỉnh thành trên khắp nước ta. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác.Trung bình có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị chết do bệnh tiêu chảy mỗi năm.
Theo ước tính của WHO, cho tới nay có khoảng 130 triệu người đang phải đối mặt với việc dùng nước bi nhiễm arsenic với nồng độ cao hơn nồng độ cho phép là 10 mg/lít. Vì vậy, vai trò của nước sạch với đời sống quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Vậy tình trạng thiếu nước sạch diễn ra thế nào? Nguyên nhân gây thiếu nước sạch ra sao? Biện pháp khắc phục là gì? Đọc ngay bài viết sau đây để biết thông tin chi tiết!
Nội dung tóm tắt
Tình trạng thiếu nước sạch diễn ra thế nào?
Dựa vào tài liệu cũng như báo cáo thực tế từ các địa phương, có thể thấy tình trạng thiếu nước sạch đang diễn ra hết sức phức tạp. Chỉ tính riêng Hà Nội đã có đến 3 triệu dân vẫn sống chung với việc nước bẩn, ô nhiễm. Trong khi đó, tại Sapa còn trầm trọng hơn với tỷ lệ 4/5 dân số. Với thành phố Đà Nẵng cũng chẳng khá khẩm hơn khi chỉ mới đây, cuối tháng 11/2018, địa phương này đã ở mức báo động đỏ về thiếu nước.
Số liệu do công ty An Trạch – Đơn vị cung cấp nước cho thấy, cơ sở trên chỉ đáp ứng được 220.000 m3 nước trong 1 đêm nhưng vẫn thua xa nhu cầu cho toàn thành phồ (270.000 m3 nước)
Ngoài các địa phương trên, còn rất nhiều nơi vẫn thiếu nước sạch trầm trọng, không thể kể hết. Đặc biệt là ở những địa bàn vùng xâu vùng xa, vùng đồi núi…Điều này rất đáng báo động vì dùng nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm nước, không an toàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, làm hại sức khỏe của ,mỗi người
Nguyên nhân gây thiếu nước sạch ra sao?
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu nước sạch, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính như:
- Sự biến đổi khí hậu, môi trường: Do sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi trên thế giới thường xuyên không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu của con người khi 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
- Nguồn nước cung cấp đang có vấn đề tắc nghẽn, nhiễm mặn – ô nhiễm tài nguyên nước:sự ô nhiễm tài nguyên nước: Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, các khu công nghiệp hiện đại là số lượng chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm, cùng với lượng nước thải do sinh hoạt… khiến nguồn nước sạch bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Do sự gia tăng dân số chóng mặt và con người khai thác quá mức cho phép: Kể từ đầu thế kỷ XX, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Cùng với sự gia tăng dân số và khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân thì nhu cầu về nước ngày một tăng.
Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước là gì?
Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước là gì?
Để khắc phục tình trạng thiếu nước một cách tốt nhất, trước hết mỗi người cần có ý thức tự mình tiết kiệm nước, không xả nước bừa bãi, gây lãng phí tài nguyên.
Các phương pháp tiết kiệm nước tại gia đình nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sạch có thể kể đến:
Trên cơ sở hiểu rõ sự quý giá của nước và ý thức được việc tiết kiệm nước là cần thiết, ta có thể nghĩ ra rất nhiều phương pháp tiết kiệm nước hiệu quả và phù hợp nhất tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mình. Dưới đây là các phương pháp tiết kiệm nước phổ biến mà ta có thể ứng dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày:
* Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước:
Để ngăn ngừa sự lãng phí nước, một phương pháp khá hiệu quả đó là hãy thay thế các thiết bị vệ sinh cũ, gây lãng phí nước bằng các thiết bị mới tiết kiệm nước. Nếu ta xây nhà mới, việc chọn mua các thiết bị tiết kiệm nước cho ngôi nhà xinh xắn của mình là một quyết định sáng suốt. Không được đấu nối máy bơm trực tiếp vào đường ống cấp nước.
* Kiểm tra và khắc phục rò rỉ:
Đây là cách tránh thất thoát nước mà chúng ta cần phải làm gấp vì đường ống dẫn nước có thể bị rò rỉ và gây ra hao phí nước nghiêm trọng. Để kiểm tra, ta đọc số nước trên đồng hồ trước và sau khoảng thời gian hai giờ không sử dụng nước.
* Tận dụng nước tối đa khi có thể:
Khi rửa bát, rửa rau hay cọ rửa đồ vật…. nên hứng sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào việc khác như cọ rửa hoặc lau nhà. Còn nước bẩn (không có xà phòng) có thể được dùng để tưới cây, tưới đất cho ít bụi…Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi nước khi thật cần thiết và điều chỉnh vòi vừa đủ dùng.
* Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác:
Mỗi lần xả nước để dội một mẩu thuốc lá thừa, giấy ăn hay mẩu rác nhỏ thì ta đã lãng phí khoảng 10 lít nước. Vì thế hãy sử dụng thật hiệu quả mỗi lần nhấn cần gạt nước.
* Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu:
Để giảm lượng nước lãng phí, hãy để một chai nhựa vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu, cách xa hệ thống vận hành. Để giữ yên chai, nên để một lớp cát hoặc đá cuội dày khoảng 5cm vào trong mỗi chai nhựa, đổ nước đầy chai, và vặn chặt nút. Ta cũng có thể mua loại phao nổi rẻ tiền và đặt vào ngăn chứa nước xả. Cách này giúp tiết kiệm khoảng 40 lít nước mỗi ngày.
* Sử dụng vòi nước hiệu quả:
Ta nên khóa kỹ các vòi nước khi không dùng. Nếu có sự nhỏ giọt ở các vòi nước khi đã khóa chặt, ta phải nhanh chóng sữa chửa hoặc thay thế ngay vì lượng nước nhỏ giọt sẽ “tích tiểu thành đại” gây lãng phí một lượng nước lớn trong một thời gian dài.
* Không rửa xe, sân hè bằng vòi phun nước:
Sử dụng xô xà phòng để rửa xe và chỉ dùng vòi phun nước khi tráng xe. Tốt nhất là sử dụng hệ thống rửa xe không dùng nước. Nên sử dụng chổi, tránh dùng vòi phun nước để dọn sạch sân hè.
* Hướng dẫn trẻ em tiết kiệm nước:
Ta không cho trẻ nghịch nước trong phòng tắm một mình. Chúng sẽ mở vòi nước xối xả mà có khi chỉ tắm qua loa. Hãy dạy trẻ ý thức tiết kiệm nước ngay từ bé.
* Tiết kiệm nước trong phòng tắm:
Ta cần gắn miếng nút chặn lavabo khi rửa mặt, rửa tay. Khi tắm, ta nên rút ngắn khoảng cách vòi nước khi xối, không nên tắm vòi sen quá 4 phút và tắt nước trong thời gian chà xà phòng. Ngoài ra, ta có thể đặt dưới chân một chiếc chậu to và đứng vào đấy. Lượng nước này được dùng để dội bồn cầu, rửa sàn nhà tắm…Ta cũng cần giới hạn số lần tắm trong bồn vì tốn rất nhiều nước. Nếu cọ rửa phòng tắm nên làm từ cao xuống thấp, cọ rửa gương, lavabo, bồn cầu…trước khi cọ sàn.
* Tiết kiệm nước khi nấu ăn:
Ta nên đặt một chậu nước nhỏ bên cạnh để sau mỗi lần cắt rau, củ, hành, tỏi…ta rửa tay. Trừ khi cần làm sạch dầu mỡ còn thì ta chỉ cần nhúng tay vào chậu nước rồi lau khô bằng khăn sạch, thay vì rửa dưới vòi nhiều lẫn gây lãng phí nước.
* Tiết kiệm nước khi đánh răng, cạo râu:
Trong lúc đánh răng, ta không nên để nước tiếp tục chảy. Ta nên dùng một chiếc cốc, lấy vừa đủ nước để thấm ướt bàn chảy, súc miệng, rửa bàn chải thay vì mở vòi cho nước chảy xối xả khi đang đánh răng. Cũng vậy, Khi cạo râu ta nên giữ một ít nước đã dùng trong bồn rửa mặt để rửa dao cạo râu thay vì phải rửa dao cạo râu bằng nước mới. Đây là cách vừa tiết kiệm nước mà vẫn rửa sạch dao cạo râu.
* Tiết kiệm nước khi giặt quần áo:
Khi giặt quần áo bằng tay, ta nên dùng phèn chua hoặc chanh rửa tay để tiết kiệm nước. Ta cũng có thể mang găng cao su để hạn chế rửa tay nhiều lần. Khi xả quần áo lần cuối, ta giữ lại nước này để làm sạch sàn nhà, lau nhà hoặc rửa xe.
Dù giặt bằng máy hay bằng tay, ta cũng tránh giặt quần áo hàng ngày vì vừa hại quần áo mà lại vừa tốn nước. Vì vậy, ta gom quần áo bẩn và giặt định kỳ mỗi tuần hai lần hoặc một lần (riêng đồ lót cần giặt sạch hàng ngày để giữ vệ sinh). Vào ngày giặt giũ, bạn hãy gom hết khăn tắm bẩn, vỏ gối, chăn màn, vớ, găng tay, khẩu trang, áo khoác, khăn tay…để giặt cùng lúc. Nhờ vậy, mà ta tiết kiệm nước hơn so với giặt nhiều lần trong tuần.
Nếu dùng máy giặt thi ta chỉ giặt khi có đủ khối lượng theo công suất của máy để tiết kiệm nước một cách tốt nhất. Đồng thời, ta nên tránh chu trình giặt cố định; với mỗi lần giặt, ta điều chỉnh mức nước phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt.
* Tận dụng nguồn nước mưa:
Đây là phương pháp tận dụng nguồn nước tự nhiên một cách hiệu quả, ít tốn kém. Nếu có điều kiện, ta nên xây bồn chứa hoặc dùng lu, thùng phi để trữ nước mưa. Nước mưa sẽ được dùng để rửa xe, vệ sinh bồn cầu, trồng cây… còn riêng nước máy chỉ dành cho việc ăn uống, tắm rửa.
* Tiết kiệm nước khi tưới cây, cỏ:
– Ta chỉ nên tưới bãi cỏ khi cần thiết. Cách tốt nhất để biết bãi cỏ có cần tưới nước hay không là đi trên cỏ. Nếu cỏ bật thẳng trở lại khi ta đi khỏi thì lúc này chưa cần phải tưới nước. Nếu cỏ nằm rạp xuống, thì đã đến lúc phải tưới nước. Cỏ mọc cao hơn cũng giúp tăng cường giữ nước ở trong đất.
– Tưới nước vào sáng sớm và tránh tưới khi trời gió sẽ giúp giảm lượng nước thất thoát do bay hơi và ngăn ngừa sự phát triển của nấm, sự phá hoại của các loại ốc sên, sâu, chuột hại vườn.
– Bón phân hữu cơ vào đất sẽ giúp tăng khả năng thẩm thấu của đất cũng như khả năng giữ nước. Ta nên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm để tránh lãng phí nước và ngăn chặn sự giảm sức đề kháng của cây, gây ra bệnh vàng lá do tưới nước quá nhiều.
– Trồng các loại cây chịu hạn cũng giúp tiết kiệm lượng nước đáng kể và làm tăng khả năng kháng các loại sâu bệnh. Có nhiều loại cây bụi và cây cảnh đẹp có thể phát triển tốt mà lại cần ít nước hơn nhiều so với các loại cây khác.
Tiếp theo đó, các đơn vị, công ty chịu trách nhiệm cung cấp nước cần phân bổ đầu nước đến các nơi trong địa bàn của mình một cách hợp lý. Đảm bảo không có sự chênh lệch nơi phân phối nhiều nơi lại ít, cung ứng đủ nguồn nước cho toàn bộ địa phương đó. Đồng thời, hạn chế việc khai thác cạn kiệt nguồn nước, có những giải pháp giúp người dân nhận thức và nâng cao trách nhiệm của mình để cùng gìn giữ nguồn nước cho không ô nhiễm nước, không lãng phí.
Bạn có thể tham khảo thêm phóng sự của Truyền hình nhân dân về tình hình khan hiếm nước sạch toàn cầu dưới đây.