Lễ hội Hà Nội mang đến nhiều màu sắc và các hoạt động ý nghĩa khác nhau, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Đến với Hà Nội, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ kính, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được tham gia vào những lễ hội truyền thống đặc sắc. Mỗi lễ hội đều mang một nét đặc trưng riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền.Cùng khám phá 12 lễ hội Hà Nội đặc sắc mà bạn nhất định phải tham dự ít nhất một lần nhé!
Lễ hội Hà Nội mang đến nhiều màu sắc và các hoạt động ý nghĩa khác nhau, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn hãy tham dự những lễ hội truyền thống này để có thể tìm hiểu thêm những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của Thủ đô.
Nội dung tóm tắt
1. Hà Nội có bao nhiêu lễ hội trong 1 năm?
Hà Nội được xem là nơi có nhiều lễ hội nhất so với các địa phương khác. Hằng năm, Thủ đô có đến 1.050 được diễn ra trong tổng số 7.966 lễ hội trong cả nước.
Cùng với các lễ hội ở Việt Nam, những lễ hội Hà Nội đều mang đến những giá trị tinh thần to lớn cho người dân Thủ đô và du khách gần xa. Các hoạt động trong các lễ hội Hà Nội đều gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, góp phần giữ gìn truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, đời sống tâm linh của cộng đồng và dân tộc. Các lễ hội ở Hà Nội có quy mô khá lớn, nhiều nghi thức truyền thống đầy ý nghĩa và không thiếu các trò chơi dân gian thú vị.
2.Hà Nội có những lễ hội gì? Các lễ hội truyền thống ở Hà Nội lâu đời nhất
2.1. Lễ hội Gò Đống Đa Hà Nội
- Địa điểm: Gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Mùng 5 tháng Giêng Âm lịch
Lễ hội Gò Đống Đa Hà Nội là một trong những lễ hội Hà Nội lâu đời nhất, có lịch sử từ hàng trăm năm trước. Lễ hội diễn ra vào mùng 5 Tết Nguyên Đán, thu hút nhiều du khách đến tham dự. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ đến chiến thắng Ngọc Hồi 1789 lừng lẫy và tỏ lòng biết ơn đến những vong linh của các bậc anh hùng đã hi sinh chống giặc ngoại xâm.
Lễ hội Đống Đa Hà Nội được tổ chức theo quy mô cấp thành phố. Sau khi dâng 6 tuần rượu, nghi lễ rước kiệu sẽ bắt đầu tại đình Khương Thượng và kết thúc tại Gò Đống Đa. Sau đó là màn biểu diễn đặc sắc của đội múa lân, đội múa rồng, đội cờ, đội thực hiện nghi lễ với cờ lọng rực rỡ. Lễ hội mùa xuân này còn có nhiều trò chơi hấp dẫn như biểu diễn chèo, đấu võ, cờ người, chọi gà và kéo co.
2.2. Lễ hội đền Cổ Loa Hà Nội
- Địa điểm: Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 6 – 16 tháng Giêng Âm lịch
Hà Nội có lễ hội gì? Lễ hội ở đền Cổ Loa là một trong những lễ hội đầu xuân ở Hà Nội với sự tham gia của “bát xã”. Trải qua hàng nghìn năm, lễ hội này vẫn giữ nguyên những nét đẹp truyền thống từ ngàn xưa. Các nghi lễ diễn ra trang trọng, thiêng liêng, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt.
Ngoài những lễ bái, nghi lễ rước kiệu, du khách còn có thể trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian thú vị như bắn nỏ, thổi cơm, đu tiên… hoặc xem hát trù, hát tuồng. Khi đến với lễ hội Hà Nội ở Cổ Loa, du khách đừng quên thưởng thức các đặc sản nổi tiếng như cháo trai, Bún Mạch Tràng…
2.3. Lễ hội chùa Hương Hà Nội
- Địa điểm: Chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba Âm lịch.
Nhắc đến lễ hội Hà Nội nổi tiếng thì không thể không nhắc tới lễ hội chùa Hương. Lễ hội này được xem là một trong những lễ hội lớn nhất ở Hà Nội, thu hút đông đảo du khách đến hành hương.
Khi đến với chùa Hương, du khách sẽ được ngồi trên thuyền xuôi theo Suối Yến, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, trữ tình. Sau đó, bạn sẽ hòa vào dòng người, leo từng bậc thang đá lên động Hương Tích và tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn trong lễ hội như nghe hát ca trù, xem lễ khai sơn…
2.4. Lễ hội chùa Thầy – lễ hội Hà Nội thu hút đông đảo du khách thập phương
- Địa điểm: Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 5 – 7/3 Âm lịch
Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 – 7 tháng ba Âm lịch hằng năm, là một lễ hội linh thiêng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Những nghi lễ chính, quan trọng bao gồm tắm tượng (Mộc Dục), lễ cúng an vị, lễ tế, lễ rước… thu hút nhiều du khách tham gia.
Không những thế, trong lễ hội chùa Thầy còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như bịt mắt đập niêu, múa rối nước… Khi đến đây, du khách còn được chiêm ngưỡng khung cảnh núi non hùng vĩ và tận hưởng không khí trong lành.
2.5. Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn Hà Nội
- Địa điểm: Đền Gióng, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 6 – 8 tháng Giêng Âm lịch
Lễ hội đền gióng Sóc Sơn là một trong các lễ hội đầu xuân ở Hà Nội diễn ra vào mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng. Các nghi thức đều diễn ra trang trọng, linh thiêng, nhằm tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc Ân.
Trong nghi lễ Thánh linh, người dân địa phương sẽ hóa thân thành Cô Tướng, Ông hiệu, phường áo đỏ, phường áo đen và diễn kịch trường dân gian. Công tác chuẩn bị cho lễ hội Hà Nội ở đền Gióng Sóc Sơn cũng được chuẩn bị rất công phu.
2.6. Lễ hội đền Bạch Mã Hà Nội
- Địa điểm: 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 12 – 13/2 Âm lịch
Đền Bạch Mã là một ngôi đền linh thiêng ở phố cổ Hà Nội, là nơi diễn ra lễ hội để tưởng nhớ công ơn của thần Long Đỗ. Khi tham gia ngày đầu tiên của lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đội rước kiệu rất trang trọng với đầy đủ đội tế nam quan, đội tế nữ, đội múa rồng và mô hình trâu để làm lễ tiến Xuân Ngưu.
Ngày thứ hai sẽ diễn ra lễ tế Thánh và kết thúc bằng lễ tết giã hội. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ lễ hội đền Bạch Mã còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian và các tiết mục nghệ thuật dân tộc đặc sắc, hấp dẫn.
3. Những lễ hội Hà Nội tiêu biểu mang ý nghĩa lưu giữ, phát huy giá trị của các làng nghề
3.1. Lễ hội làng nghề Bát Tràng – lễ hội Hà Nội có nhiều hoạt động độc đáo
- Địa điểm: Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 14 – 16/2 Âm lịch
Làng gốm Bát Tràng là địa điểm du lịch hấp dẫn với mọi du khách với nhiều hoạt động nổi bật. Trong đó, lễ hội làng nghề Bát Tràng là dịp để bạn có thể hiểu thêm về những giá trị truyền thống của làng gốm hơn 500 năm tuổi và tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm ấn tượng, độc đáo.
Hoạt động nổi bật nhất của lễ hội làng nghề Bát Tràng phải kể đến là cờ người và hát thờ. Không khí sôi động của lễ hội chắc chắn sẽ khiến du khách nhớ mãi không quên.
3.2. Lễ hội đình Kim Ngân – lễ hội ở Hà Nội không thể bỏ qua
- Địa điểm: Đình Kim Ngân, số 42 – 44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: 22/4 – 7/5 Dương lịch
Lễ hội đình Kim Ngân diễn ra tại phố cổ từ 22/4 đến 7/5, thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự. Lễ hội là dịp để người theo nghề kim hoàn tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tổ nghề.
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng đoàn rước lễ truyền thống với quy mô lớn di chuyển dọc các con phố. Trong lúc diễn ra lễ hội, các nghệ nhân sẽ trình diễn các công đoạn, kỹ thuật nghề truyền thống kim hoàn cho mọi người cùng theo dõi. Bên cạnh đó, các chương trình nghệ thuật đặc sắc được đầu tư công phu cũng khiến nhiều du khách thích thú.
3.3. Lễ giỗ tổ làng nghề đúc đồng Ngũ Xã
- Địa điểm: Làng Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 1/11 Âm lịch
Làng đúc đồng Ngũ Xã là một trong những làng nghề ở Hà Nội có lịch sử lâu đời. Lễ giỗ tổ làng nghề đúc đồng Ngũ Xã diễn ra vào ngày 1/11 Âm lịch hằng năm với nghi thức lễ hội truyền thống và phần hội với các trò chơi dân gian ý nghĩa.
Khi đến tham dự lễ hội này, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng tượng Đức Phật A Di Đà nặng đến 14 tấn được đúc hết sức công phu. Lễ hội chính là dịp để tôn vinh làng nghề truyền thống, giúp con cháu tự hào về những giá trị nghệ thuật mà cha ông để lại.
4. Các lễ hội Hà Nội nhằm tôn vinh và bảo tồn các nét đẹp văn hóa, quảng bá du lịch
4.1. Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội
- Địa điểm: Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 13 – 15/10/2023
Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội là dịp để tôn vinh nét đẹp của tà áo dài Việt và quảng bá du lịch đến du khách thập phương. Lễ hội năm 2023 được khai mạc tại sân khấu Vườn hoa đền Bà Kiệu với hơn 50 gian hàng giới thiệu các sản phẩm, phụ kiện áo dài và các sản phẩm truyền thống đầy ấn tượng.
Bên cạnh đó, lễ hội Hà Nội này còn có nhiều hoạt động nổi bật như tọa đàm về áo dài, chương trình “Dạo bước Hồ Gươm”, diễu hành và đồng diễn áo dài… Lễ hội đã thu hút sự chú ý của người dân Thủ đô và du khách gần xa.
4.2. Lễ hội hoa anh đào Hà Nội
- Địa điểm: Thường diễn ra tại Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Cuối tháng 3 hằng năm
Lễ hội hoa anh đào Hà Nội là điểm hẹn lý tưởng của người dân Thủ đô và du khách mỗi khi xuân về. Từ năm 2016, lễ hội Hà Nội này đã trở thành sự kiện thường niên với các hoạt động nổi bật nhằm quảng bá hình ảnh, nét đẹp văn hóa của đất nước và con người Nhật Bản đến với nhân dân Thủ đô.
Khi đến với lễ hội hoa anh đào, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều loại hoa anh đào khoe sắc như hoa anh đào trắng, hoa anh đào hồng, hoa đào cánh đơn, hoa đào cánh kép… Không những thế, bạn còn được thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn, đặc trưng của Việt Nam và Nhật Bản.
>>> Xem thêm: Vườn hoa Nhật Tân – Vẻ đẹp rực rỡ giữa lòng
4.3. Lễ hội mùa thu Hà Nội
- Địa điểm: Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và Cung Thiếu nhi Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 29/9 đến hết ngày 1/10/2023
Lễ hội mùa thu Hà Nội được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2023, là ngày hội tuyệt vời để du khách thưởng thức vẻ đẹp thơ mộng của mùa thu Hà Nội. Với các không gian mang tên “Hương vị mùa thu”, “Hương sắc mùa thu”, “Quà tặng mùa thu”, “Vườn ánh sáng”… cùng các xe hoa bán dọc các con phố, du khách sẽ cảm nhận được một cách rõ ràng hơn sắc thu đang về trên Hà Nội.
Lễ hội Hà Nội này còn là nơi để các đơn vị lữ hành giới thiệu các tour du lịch tham quan Thủ đô đến với du khách. Chương trình Chuyện nhạc phố cổ tháng 9 “Thu hứng” cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẻ.
Trên đây là những lễ hội Hà Nội đặc sắc nhất mà bạn nhất định phải tham dự ít nhất một lần trong đời. Thông qua các lễ hội Hà Nội, bạn sẽ biết thêm được nhiều điều thú vị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Bạn hãy lưu ngay thời gian và địa điểm diễn ra các lễ hội trên để có thể đến và trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa, đáng nhớ nhé!
Dưới đây là một số bài viết hữu ích về văn hóa mà bạn có thể tham khảo:
- 5 điều thú vị của văn hóa Hà Nộ
- Phong tục và lời sống của người hồi giáo thế kỉ 21
- Top 6 nét độc đáo của văn hóa Nhật Bản
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Thùy Ninh
Mã sinh viên: 21050299
Mã lớp học phần: INE3104 11
Văn hóa của Hà Nội nó thật sự khiến con người ta xao xuyến khi nhớ về, đặc biệt là mùa thu HN
Hà Nội ko chỉ là 1 địa danh, Hà Nội là cả 1 kho tàng lưu giữ những hoài niệm