Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể tiến triển nặng. Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh vàng da thường xuất hiện dấu hiệu vàng da từ ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh. Vàng da rõ nhất ở trên mặt của bé sau đó là mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân. Đây là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ đẻ non. Vàng da sơ sinh là tình trạng rất hay gặp ở trẻ. Chiếm tới 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên.
Nguyên nhân thường do gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu – một sắc tố màu vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy. Bởi, khi còn trong bụng mẹ thì gan của người mẹ đảm nhiệm quá trình này. Thế nhưng sau khi sinh cơ thể bé phải tự gánh vác trong khi cơ thể trẻ sơ sinh lại sản xuất một lượng lớn các tế bào máu và được thoái hóa tương đối nhanh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.
Ngoài ra vàng da ở trẻ sơ sinh còn do một vài tác nhân bệnh lý gây ra. Khi đó bé sẽ cần sự chẩn đoán của bác sĩ cùng với các xét nghiệm sinh hóa để điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Vàng da ở trẻ sơ sinh nặng nếu không được chữa trị có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như vàng da nhân khi bilirubin độc hại đi vào não.
Vàng da sơ sinh có biểu hiện như thế nào?
Bình thường thì vàng da ở trẻ sơ sinh được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 1 ngày tuổi. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn). Thế nhưng, vẫn có rất nhiều trường hợp mức độ vàng da nặng và lâu hơn. Vàng da được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau:
- Vàng da ở trẻ sơ sinh đậm xuất hiện sớm.
- Không hết vàng sau 1 tuần (với trẻ đủ tháng) và 2 tuần (đối với trẻ non tháng).
- Mức độ vàng nhiều: Vàng toàn thân và cả mắt.
- Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật…).
- Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.
Khi có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như nói trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh vàng da ở trẻ sơ sinh nhẹ thường hết vàng da trong vòng hai hoặc ba tuần. Nếu bé bị nặng thì có thể vàng da sẽ kéo dài lâu hơn và phải nằm viện điều trị. Khi đó thì ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc và chăm sóc đặc biệt. Theo đó, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau trong cách chăm sóc bé bị vàng da.
Cho bé bú thường xuyên hơn
Cho bé bú thường xuyên không những cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Mà còn khiến bé đi tiêu nhiều hơn. Giúp cơ thể có thể đảo thải bilirubin nhanh hơn. Cụ thể, bé cần phải được bú từ 8-12 lần một ngày trong những ngày đầu đời.
Bổ sung cho ăn
Mẹ bé nên cung cấp đầy đủ nước và năng lượng cho bé bị vàng da (cho bú hoặc truyền dịch). Hoặc bạn cũng có thể truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp. Tuy nhiên phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi truyền albumin.
Nếu em bé gặp các vấn đề về bú, bạn có thể pha chế các loại sữa công thức để bổ sung cho bé. Trong một số trường hợp đặc biệt như trẻ đẻ non, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các hình thức nuôi ăn phù hợp như sữa công thức thay cho sữa mẹ trong vài ngày đầu.
Nghe lời tư vấn của người có chuyên môn.
Tâm lý chung của các bậc cha mẹ là hoảng hốt, lo lắng khi con có vấn đề dù chỉ nhỏ nhất. Vậy nên hãy đưa bé đi khám và nghe lời tư vấn của bác sĩ nhi khoa để an tâm hơn về tình trạng của bé. Theo đó, nếu tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh có biểu hiện xấu đi. các bác sĩ sẽ có những phương pháp hiệu quả để chữa cho bé. Ví dụ như các phương pháp phổ biến nhất là:
- Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
- Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân. Gây các hậu quả nghiêm trọng như để lại di chứng bại não suốt đời. Thậm chí tử vong. Do vậy, tốt nhất để phòng vàng da bệnh lý bằng cách các bà mẹ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt, các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non.
>> Xem thêm: