Vi khuẩn: cấu tạo, phân loại, cách thức sinh trưởng và tính hai mặt

Vi khuẩn cấu trúc phân loại và tính hai mặt

Vi khuẩn nhỏ nhưng sức ảnh hưởng lại không hề nhỏ. Chúng có thể đem lại lợi ích cho cơ thể nhưng cũng có thể khiến tình hình tồi tệ hơn.

Nội dung tóm tắt

Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào tên tiếng anh là Bacteria, kích thước nhỏ khoảng 0.5 đến 5.0 μm, tuy nhiên cũng có loại có đường kính đến 0,3 mm. Chúng sống trong nhiều môi trường khác nhau. Những sinh vật này có thể sống trong đất, đại dương và bên trong ruột người.

Chúng được cho là sinh vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, khoảng 4 tỷ năm trước. Đó là vì hóa thạch lâu đời nhất được biết đến là của các sinh vật giống như vi khuẩn.

Cấu tạo của bacteria

Chúng còn được gọi là prokaryote – sinh vật nhân sơ. Một vi khuẩn sẽ được cấu tạo bởi (*):

Cấu trúc vi khuẩn
 
  • Viên nang: Một lớp được tìm thấy bên ngoài thành tế bào ở một số vi khuẩn
  • Thành tế bào: là lớp được làm bằng polymer gọi là peptidoglycan, có nhiệm vụ định hình cấu trúc bên ngoài. Bao bọc màng plasma. Có một số loại có thành tế bào dầy hơn được gọi là Gram.
  • Màng plasma: là thành phần của thành tế bào, giúp vận chuyển năng lượng và hóa chất.
  • Tế bào chất: một chất gelatin bên trong màng plasma chứa vật liệu di truyền và ribosome.
  • DNA: Chứa các chất hướng dẫn di truyền được sử dụng cho sự phát triển và thực hiện chức năng của vi khuẩn. Nằm sâu bên trong tế bào chất.
  • Ribosome: Nơi protein được tạo ra
  • Ngoài ra còn có Flagellum, Pili.

Phân loại vi khuẩn

Vi khuẩn có nhiều loại và cũng có nhiều kiểu phân loại. Nếu phân theo tiêu chí hình dạng thì có 3 dạng:

Hình cầu: chúng có hình tròn như một quả bóng, đại diện cho loại này là coccus. Chúng gồm nhóm liên cầu khuẩn, gây ra chứng bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.

Hình que: Trực khuẩn đơn. Một số vi khuẩn hình que bị cong được gọi là VIbrio. Đại diện cho loại này có thể kể đến Bacillus anthracis.

Xoắn ốc: hay còn được gọi là tảo xoắn. Leptospirosis, bệnh Lyme và giang mai là do vi khuẩn có hình dạng này gây ra.

Cách thức vi khuẩn gia tăng

Chúng có thể sinh sản theo nhiều phương pháp khác nhau:

  • Phân hạch nhị phân: là hình thức sinh sản vô tính. Trải qua quá trình phát triển chúng nhân đôi, tách tạo thành 2
  • Chuyển vật liệu di truyền: vật liệu mới được tạo ra thông qua quá trình liên hợp, biến đổi, hoặc tải nạp. Đây là quá trình có thể khiến vi khuẩn mạnh hơn, khả năng chống lại các mối đe dọa như thuốc kháng sinh.
  • Bào tử: bào tử được sinh ra chứa vật liệu DNA của sinh vật, và các enzyme cần thiết cho sự nảy mầm. Chúng có thể không trở thành lớn mạnh như tế bào mẹ trong một khoảng thời gian dài, cho đến khi gặp điều kiện thích hợp.

Ảnh hưởng của vi khuẩn đến sức khỏe con người.

Vi khuẩn có nhiều loại, chúng ta và nó cũng có những mối liên hệ đặc biệt với nhau. Một số thì có lợi, nhưng một số lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại
Vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại

Hỗ trợ sự sống của con người

Nhiều loại tồn tại song hành cùng cơ thể người. Chúng giúp cơ thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như trong hệ tiêu hoa, chúng phá vơ các chất dinh dưỡng thành dạng cơ thể có thể hấp thụ được (ví dụ: đường phúc hợp).

Bên cạnh đó nó cũng giúp ngăn ngừa bệnh tật bằng cách chiếm hoặc tấn công loại gây bệnh.

Cố định đạm

Cây cần nito để sinh trưởng, tuy nhiên chúng không thể tự hấp thụ trong không khí cũng như không thể tự cố định. Vi khuẩn đã làm nhiệm vụ này giúp cây. Chúng cố định và giải phóng nito khi chúng chết giúp cây có thể hấp thụ.

Trong thực phẩm

Giúp thực phẩm lên men như phô mai, nước tương, natto, giấm, sữa chua và dưa chua. Không chỉ lên men, bảo quản thực phẩm chúng còn giúp chúng ta có hệ tiêu hóa khỏe mạnh khi nạp với một lượng vừa đủ.

Trong công nghiệp

Chúng hỗ trợ hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình phá vỡ chất hữu cơ. Điều này được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động xử lý chất thải và làm sạch dầu tràn và chất thải độc hại. Một số ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất sử dụng vi khuẩn trong sản xuất một số hóa chất.

Nhưng vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở người.

Một số loại là nguyên nhân gây ra dịch tả, bạch hầu, kiết lỵ, bệnh dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn, và nhiều bệnh khác.

Một vài con số đáng báo động:

  • Trong suốt những giai đoạn trước những năm 2010: bệnh tả ảnh hưởng đến 3-5 triệu người, khiến 100.000-130.000 ca tử vong mỗi năm.
  • Năm 1855, bệnh dịch hạch bắt đầu ở Trung Quốc, chúng nhanh chóng lan ra khắp các lục địa và cuối cùng giết chết hơn 12 triệu người ở Ấn Độ và Trung Quốc.
  • Bệnh lao: mỗi ngày trên thế giới có khoảng 30 nghìn người nhiễm bệnh, 4500 người tử vong.

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay

Khác với virus, thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách và không cần thiết đã thúc đẩy sự lây lan của một số chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Rửa tay, giữ vệ sinh cá nhân là cách phòng ngừa tốt
Rửa tay, giữ vệ sinh cá nhân là cách phòng ngừa tốt

Vì lý do này, các nhà khoa học và cơ quan y tế đang kêu gọi các bác sĩ không kê đơn thuốc kháng sinh trừ khi cần thiết và mọi người thực hành các cách khác để phòng bệnh, như vệ sinh thực phẩm tốt, rửa tay, tiêm phòng và sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm.

⇒ Đọc thêm:

Vi khuẩn Salmonella là gì? Chúng ta có thể phòng tránh nó hay không?

Nguyên tắc giữ thực phẩm an toàn cần phải biết

Tác dụng của tỏi và những điều bạn cần phải biết

Tại sao phải rửa tay? 5 bước rửa tay đúng cách